Một số yếu tố ảnh hưởng đến cung nông sản trên thị trường

Những cải tiến kỹ thuật là một nguyên nhân ảnh hưởng tới cung một loại nông sản hàng hoá nào đó. Ví dụ, một nhóm hộ gia đình tiếp nhận được một loại

Khả năng cung nông sản trên thị trường phụ thuộc vào khả năng cung tại chỗ và khả năng cung từ nơi khác đến. Đến lượt nó, khả năng cung tại chỗ phụ thuộc vào hai nguồn chính: khả năng sản xuất của nông nghiệp; khả năng dự trữ nông sản từ các vụ trước. Hai nguồn đó có sẵn sàng cung ứng hay không lại tuỳ thuộc vào các nhân tố cụ thể của bản thân những người sản xuất và những người dự trữ cũng như của thị trường. Khả năng sản xuất tại chỗ của những người sản xuất nông nghiệp cũng như sự sẵn sàng bán sản phẩm của họ ra thị trường phụ thuộc vào một số nhân tố cơ bản sau đây:


Giá của bản thân nông sản hàng hoá đó.

Đối với các hộ, các cơ sở sản xuất thường thường ngành sản xuất tổng hợp nhiều loại sản phẩm, với nhiều loại đầu vào, nên khối lượng sản phẩm đầu ra và giá của nó là mối quan hệ hai chiều rút ra từ một tập hợp nhiều chiều phức tạp. Giả định rằng tất cả các yếu tố khác là không biến động, ta có thể vạch ra khối lượng cung loại nông sản thứ i với giá riêng của nó, bằng việc sử dụng hệ số co dãn của cung theo giá, được định nghĩa và tính toán như sau:

Hệ số có dãn cung theo giá là tỷ lệ phần trăm thay đổi trong tổng cung do giá bán thay đổi chia cho phần trăm thay đổi về giá bán của chính nông sản đó (ký hiệu là Ei)

ở đây, D chỉ lượng biến thiên nhỏ, ¶ chỉ lượng biến thiên cực nhỏ và là đạo hàm riêng. Ta có thể tìm được hệ số có dãn cung từng điểm trên đường cong cung.

Hệ số co dãn Ei chỉ ra rằng khi giá một nông sản thay đổi 1% thì cung về nông sản đó thay đổi là bao nhiêu phần trăm.

Giá của sản phẩm cạnh tranh (sản phẩm có thể thay thế).

Giá của sản phẩm j tăng có thể làm giảm cung sản phẩm i theo giá thị trường. Ví dụ, giá hoa tăng có thể làm giảm cung rau xanh cho thành phố.

Để đánh giá mức độ biến động cung sản phẩm i do thay đổi giá sản phẩm j, ta dùng hệ số co dãn theo giá chéo của cung, ký hiệu Eij được tính như sau:

Sự thay đổi giá cả của các yếu tố đầu vào.

Khi giá một yếu tố đầu vào thay đổi, ví dụ như giá phân bón tăng lên, chi phí cận biên để làm ra một lượng đầu ra nhất định sẽ tăng lên. Nói khác đi, đường cong chi phí của đơn vị sản xuất, và do đó, đường cong cung, đều sẽ dịch chuyển đi lên và về phía trái, khả năng cung nông sản sẽ giảm đi với cùng chi phí như trước., Trong trường hợp ngược lại, thì đường cong cung sẽ dịch chuyển về bên phải, khả năng cung nông sản tăng lên với cùng mức chi phí như trước đây.

Giá của sản phẩm song đôi.

Khi giá của một trong hai sản phẩm song đôi tăng lên thì đường cong cung sản phẩm thứ hai sẽ dịch chuyển sang phải. Ví dụ, khối lượng cung sữa có tương quan với giá sữa và giá bê con.

Trình độ kỹ thuật của sản xuất.

Những cải tiến kỹ thuật là một nguyên nhân ảnh hưởng tới cung một loại nông sản hàng hoá nào đó. Ví dụ, một nhóm hộ gia đình tiếp nhận được một loại phân bón mới cho năng suất cao hơn. Với cùng một lượng phân bón và các yếu tố đầu vào như cũ, nhưng cho sản lượng sản phẩm nhiều hơn.

Các yếu tố môi trường tự nhiên.

Các yếu tố thời tiết, tình hình dịch bệnh… có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sinh trưởng phát triển của cây trồng vật nuôi và do vậy ảnh hưởng đến khối lượng cung ứng ra thị trường. Khả năng hạn chế ảnh hưởng xấu tới cung của yếu tố môi trường tự nhiên tuỳ thuộc trình độ phát triển kinh tế – kỹ thuật ở mỗi nước.

Các chính sách kinh tế của Nhà nước.

Một số chủ trương chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp đến cung một số nông sản nhất định. Ví dụ, việc cấp côta sản xuất cho các trang trại, cấm hoặc hạn chế việc sử dụng một yếu tố đầu vào nào đó, cung cấp vốn ưu đãi, chuyển giao kỹ thuật mới cho nông dân v.v…

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *